Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

Rụng tóc vành khăn như thế nào và khắc phục ra sao?

Rụng tóc vành khăn là hiện tượng rụng tóc nhiều ở trẻ và gây nhiều lo lắng cho các bậc cha mẹ. Thời điểm thường diễn ra vào 6 tháng đầu sau khi sinh, là hiện tượng hết sức bình thường và không có vấn đề gì về sức khỏe nếu biết cách chăm sóc và xử lý. Để biết thêm kiến thức về rụng tóc vành khăn tham khảo ngay bài viết dưới nhé!

I. Rụng tóc vành khăn là như thế nào?

Rụng tóc hình vành khăn là như thế nào? Rụng tóc vành khăn là biểu hiện của tóc rụng nhiều ở phần sau gáy tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu. Đây là bệnh lý đa số gặp ở trẻ sơ sinh khiến các bậc cha mẹ lo lắng cho con của mình.

Nguyên nhân trẻ bị rụng tóc hình vành khăn thường xảy ra trong giai đoạn mọc tóc, sau 1 khoảng thời gian hoocmon nội tiết mà bé được mẹ truyền trong bào thai bắt đầu thay đổi, cộng thêm tình trạng thiếu vitamin D khiến tóc bị rụng rất nhiều. Rụng tóc vành khăn không chỉ bắt gặp ở những trẻ suy dinh dưỡng mà những trẻ em mập mạp, có cơ địa tốt cũng có thể mắc phải.

Nguyên nhân rụng tóc vành khăn được đề cập nếu theo là do bé bị bệnh hoặc sử dụng một số thuốc gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến cơ chế mọc tóc và cơ thể. Đặc biệt, ở một số trẻ trên da đầu xuất hiện những mảng da trống không có tóc là do da đầu bị nấm tóc. Trường hợp này không nên để quá lâu và cần phải chữa trị ngay vì đây là một loại bệnh có thể kéo dài và lây lan.

Thêm vào đó là thiếu các vi chất dinh dưỡng ở trẻ em, trong đó thiếu vitamin D là chủ yếu. Bên cạnh đó, thiếu kẽm, sắt, vitamin C, canxi đều có thể dẫn đến rụng tóc vành khăn.

II. Hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh

Bé rụng tóc vành khăn khiến các bậc cha mẹ lo lắng, để phân biệt hiện tượng rụng tóc sinh lý và rụng tóc hình vành khăn các bậc phụ huynh có thể dựa vào các hiện tượng sau:

Rụng tóc không do bệnh

Nếu phát hiện trẻ bị rụng tóc theo từng mảng làm hói một khoảng đầu, đặc biệt là hình vành khăn ở phía sau đầu thì hãy quan sát tư thế lúc bé ngủ và khi hoạt động cảu bé.

Nếu bé luôn ngủ ở 1 vị trí hoặc có xu hướng ngồi tựa một phần đầu nhất định vào vai ghế phía sau, bé có thể bị rụng tóc ở khu vực mà bé hay cọ xát nhiều nhất. Tình trạng rụng tóc này ở trẻ sơ sinh sẽ thấy rõ nhất khoảng từ 3 – 6 tháng tuổi.

Rụng tóc hình vành khăn do thiếu vitamin D

Khi trẻ bị rụng tóc phái sau đầu có hình vòng khăn  kèm theo các dấu hiệu như: bé ngủ không sâu giấc, quấy khó nhiều, dễ giật mình hy đổ mồ hôi ban đêm thì nguyên nhân có thể là do bé thiếu vitamin cần thiết, nhất là vitamin D gây rối loạn chuyển hóa canxi.

Tuy vậy, tình trạng này không những xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng mà trẻ mập mạp cũng có thể mắc phải.

- Vậy trẻ bị rụng tóc vành khăn nên uống gì, ăn gì để bổ sung đầy đủ vitamin giúp mọc tóc?

Các bậc cha mẹ cần biết và bổ sung nguồn vitamin D, nhất là D3 cho trẻ bằng cách sử dụng 1 ngày khoảng 2 giọt đến khi tóc bé mọc trở lại. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các bậc cha mẹ nên đến gặp bác sĩ để xác định trẻ có đang thiếu nguồn vitamin D hay không.

Bên cạnh đó, tắm nắng cũng là cách để cơ thể trẻ tự tổng hợp vitamin D. Thời điểm tắm nắng hợp lý nhất là 8h đến 8h30 sáng, mỗi lần khoảng 15 – 20 phút.

III. Cách chữa rụng tóc vành khăn ở trẻ

Hiện tượng trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bị rụng tóc ít hay nhiều, rụng tóc theo hình vành khăn hay không mẹ không cần quá lo lắng. Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên, chỉ có thể tìm cách khắc phục và hạn chế.

Cho bé nằm đùng tư thế

Thường xuyên thay đổi tư thế khi để bé nằm, nên kích thích để bé xoay người. Tránh tình trạng để bé cọ xát nhiều với gối sẽ làm tổn hại đến phần tóc. Không nên để bé nằm một tư thế 2 tiếng.

Gội đầu đúng cách

Gội đầu đúng cách cũng là cách khắc phục và chữa rụng tóc vành khăn ở trẻ mà cha mẹ nên chú ý. Lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc cho bé phù hợp có độ PH và hàm lượng tẩy nhẹ phù hợp với làn da non nớt của bé. Tránh chải đầu nhiều, vò tóc bé khiến tóc dễ gãy rụng. Ngoài ra, các mẹ có thể dùng một ít tinh dầu tự nhiên để massage tóc, kích thích tóc phát triển.

Bổ sung viatmin D cho bé

Khi xuất hiện rụng tóc hình vành khăn ở trẻ, bậc cha mẹ nên cho con đến bác sỹ để kiểm tra nguyên nhân và tìm cách khắc phục tốt nhất. Đối với trường hợp bị chuẩn đoán bị còi xương , thiếu vitamin D thì cần bổ sung ngay chất này, bằng 2 cách:

- Bổ sung vitamin D3 theo đường uống

Vitamin D3 có lợi cho cơ thể, là nguồn dưỡng chất cần thiết hỗ trợ cho sự tạo khoáng và phát triển cảu bộ xương. Đối với những trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, cho uống 5 giọt/ngày. Nên cho trẻ uống vào buổi sáng (tránh uống tối do D3 gây khó ngủ). Hiện tượng rụng tóc vành khăn ở bé sẽ giảm đi rõ rệt sau 2 tuần sử dụng. Sau 4 tuần thì giảm còn 4 giọt/ngày và sau 6 tuần thì giảm còn 2-3 giọt/ngày đến khi trẻ được 18 tháng tuổi.

- Cho bé tắm nắng

Cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng từ 10-30 phút, nhất là trong khung giờ từ 6h-8h. Mỗi tuần nên cho bé phơi nắng 2-3 lần/ tuần để bé hấp thụ được lượng vitamin D tự nhiên tốt cho việc khắc phục tình trạng rụng tóc vành khăn.

Rụng tóc vành khăn không có gì đáng sợ, chỉ cần xác định rõ nguyên nhân khiến tóc bé rụng là có thể giải quyết dứt điểm tình trạng này. Nếu còn nghi ngại thì nên đưa bé tới bác sỹ thăm khám để yên tâm hơn.

Coi thêm tại : http://bit.ly/2uIHfHl

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tóc Bạn Xơ Rối, Dễ Gãy Rụng? Hãy Để Dầu Gội Nàng Ơi Đánh Bay  Điều Đó

Tóc xơ rối, dễ gãy rụng có thể là do tóc chịu tác động nhiều bởi nhiệt độ, uốn, duỗi, nhuộm hay thiếu hụt chất dinh dưỡng. Nếu không kịp thờ...